THỦ TỤC NHẬP HÀNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

Trung Quốc được biết như một kho hàng khổng lồ với nhiều loại hàng hóa đa dạng. Bạn có thể dễ dàng nhập khẩu các mặt hàng như thời trang, điện tử, hàng tiêu dùng… các mặt hàng này được thị trường Việt Nam vô cùng ưa chuộng. Chính vì lý do đó mà các thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam cũng đang là mối quan tâm lớn nhất hiện giờ của các doanh nghiệp lớn, nhỏ.

 

 Thực trạng nhập khẩu hàng Trung về Việt Nam

Nhập mô tả ảnh tại đây

Lợi thế sản xuất hàng hóa “khủng” mỗi ngày giúp Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Cũng nhờ những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật; sự chủ động trong nguồn nhân công, nguyên vật liệu; Trung Quốc có khả năng cung cấp đa dạng về mặt hàng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng.

Hơn hết, giá thành lại tương đối rẻ, phù hợp với nhu cầu của đa số người dân; đặc biệt là Việt Nam. Do đó, đây được xem là nguồn hàng chính cho những doanh nghiệp, cá nhân có ý định nhập khẩu kinh doanh hàng hóa Trung Quốc.

Nhập mô tả ảnh tại đây

Việt Nam cũng rất biết cách tận dụng lợi thế giáp ranh; có đường biên giới kéo dài với nước bạn. Lợi thế giao thông đi lại thuận tiện cùng nhiều cửa khẩu thông thương để nhanh chóng nhập khẩu hàng hóa. Điều này giúp giảm bớt thời gian chờ đợi, chi phí tài chính cho việc vận chuyển.

Theo số liệu thống kê, thực trạng nhập khẩu hàng Trung về Việt Nam cũng rất nhộn nhịp. Năm 2020, Tổng cục Hải Quan thống kê được, hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc chiến tới 32% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước; chi 84,2 tỷ USD cho chiều nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

“Theo thống kê những tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 9,3 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 24,9% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Trong đó, các nhóm hàng nhập khẩu ghi nhận kim ngạch tăng bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,6 tỷ USD, tăng 3,9%); sản phẩm từ chất dẻo (371 triệu USD, tăng 18,4%); sản phẩm hóa chất (220,4 triệu USD, tăng 14,6%); xăng dầu các loại (167,4 triệu USD, tăng 24,9%); linh kiện, phụ tùng ô tô (119,4 triệu USD, tăng 10,5%); gỗ và sản phẩm gỗ (89,5 triệu USD, tăng 41,8%).”

Thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam gồm những giấy tờ nào?

Thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là thắc mắc lớn nhất của nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu nhập hàng hóa để kinh doanh. Mison Trans sẽ hướng dẫn những loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị:

1. Hợp đồng ngoại thương (Sale contract)

Nhập mô tả ảnh tại đây

Đây là văn bản thỏa thuận giữa nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương) khi làm thủ tục nhập hàng Trung Quốc.

Trên hợp đồng ngoại thương (Sale contract), có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:

Commodity: Mô tả hàng hóa

Quality: Chất lượng hàng

Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng

Price: Đơn giá đi kèm điều kiện thương mại (ví dụ: FOB cảng xếp)

Shipment: Thời gian, địa điểm giao hàng

Payment: Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán

2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Nhập mô tả ảnh tại đây

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thương mại. Là cơ sở để ghi nhận hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau. Thường được sử dụng để xuất trình cho hải quan tính tiền thuế và thông quan hàng hóa khi làm thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam .

3. Phiếu đóng gói (Packing list)

Nhập mô tả ảnh tại đây

Là một bảng kê khai đóng gói các loại hàng hóa. Từ đó có thể thấy rõ được doanh nghiệp đang nhập bao nhiêu hàng hóa, được xếp như thế nào.

Vai trò của packing list:

Dùng để khai báo hãng vận chuyển phát hành vận đơn.

Chứng từ hỗ trợ thanh toán; trong trường hợp hàng hóa phải phù hợp với những gì mô tả trên P/L. Chứng từ bắt buộc để khai báo hải quan trong ngành xuất nhập khẩu.

Để người mua kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng (nhập khẩu).

Chứng từ để hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm khi xảy mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.

4. Vận tải đơn (Bill of Lading)

Nhập mô tả ảnh tại đây

Vận tải đơn xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, đặc biệt là giữa người vận tải và người nhận hàng. Đây là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó trong thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

Vận tải đơn được xem là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó trong thủ tục nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Với chức năng này, vận tải đơn xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

Vận đơn được ký và phát hành gồm: Bản gốc Original (Original Bill) và bản sao Copy Hoặc Điện giao hàng Telex release Bill.

Ngoài Original B/L, còn có Surrendered B/L và Seaway B/L. Bạn cần phân biệt rõ Original B/L, Surrendered B/L và Seaway B/L để tránh nhầm lẫn giữa các loại vận đơn

Để được nhận hàng, người nhận hàng cũng cần phải xuất trình một bản vận đơn gốc cho người vận chuyển. Vận đơn cũng là một chứng từ cần thiết để nộp hải quan khi thông quan hàng hóa.

5. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E (C/O form E)

Khi làm thủ tục nhập hàng Trung Quốc , hải quan sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp để Công ty nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt (nếu có) theo Hiệp định Thương mại được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc.

Nhập mô tả ảnh tại đây

Để dễ dàng thông quan hàng hóa cũng như đảm bảo quyền lợi các bên; các doanh nghiệp nhập khẩu thường sử dụng Dịch vụ nhập hàng trọn gói tại Song Phuong Trade . Theo đó, các thủ tục hải quan rắc rối, kiểm tra chứng từ… cho đến vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam đều được thực hiện khép kín. Quy trình chuyên nghiệp, chính xác; tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tình là thế mạnh của Mison Trans.